Để có một sân tennis tiêu chuẩn chủ đầu tư phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên trong suốt quá trình sử dụng không trách khỏi việc tổn hại do các điều kiện tự nhiên khách quan. Hoặc các yếu tố như tần suất sử dụng sân cũng dẫn đến việc sân tennis bị xuống cấp và hư hỏng.
Và việc sửa chữa và phục hồi lại một sân tennis về tình trạng tốt hơn và đạt chuẩn không đơn giản chút nào. Việc này đòi hỏi phải có một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công sân tennis. Với một đơn vị có kinh nghiệm thi công qua nhiều sân tennis thì mới có kinh nghiệm khắc phục các hỏng hóc, xuống cấp và cần xử lý thế nào.
Công ty TNHH Kinh Doanh Nam Phát với nhiều năm kinh nghiệm trong thi công sửa chữa sân Tennis, xây dựng, sân thể thao sẽ đưa ra các giải pháp, phương án quy trình thi công sửa chữa sân Tennis hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp cho quý khách hàng những phương án kinh tế và hiệu quả nhất.
-
Khảo Sát Hiện Trạng Xuống Cấp Của Sân Tennis
Kỹ sư thi công của Cty Nam Phát nhiều năm kinh nghiệm thi công sửa chữa sân Tennis sẽ tiến hành khảo sát thực địa.
Xác định mức độ xuống cấp và hư hại của sân Tennis: xác định tình trạng rạn nứt kết cấu của sân, các vết chân chim bề mặt, xác định mức độ phòng rộp bong tróc của màng sơn, mức độ đọng vũng bề mặt sân.
Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp và hư hại trê
Lập phương thi công, sửa chữa và phục hồi mặt sân về tình trạng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật.
-
Chuẩn Bị Trước Khi Tiến Hành Khắc Phục
Vệ sinh bề mặt sân: Sử dụng máy phun cao áp sẽ xịt rửa toàn bộ các rong rêu, móc bám trên bề mặt sân
Kiểm tra khả năng kết nối các lớp vật liệu của sân trước khi tiến hành khắc phục.
-
Tiến Hành Khắc Phục và Phục Hồi Bề Mặt Sân
Cắt mở rộng các vết nứt đảm bảo bề mặt keo có thể bám chặt trên bề mặt vết nứt.
Hàn vết nứt: sử dụng keo chuyên dụng xử lý vết nứt phủ một lớp có chức năng làm lớp kết nối. Trộn keo với cát chuyên dụng theo tỉ lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật chung làm chất trám trét toàn bộ vết nứt.
Kiểm tra công tác khắc phục các vết rạn nứt: cho bơm nước vào bề mặt sân và đánh dấu xác định lại các vết nứt bề mặt còn sót lại. Xác định các khu vực bị lún đọng.
Làm khô bề mặt sân: gGạt bỏ nước trên bề mặt sân và tiến hành dặm vá và xử lý các khu vực đọng nước bằng hỗn hợp keo chuyên dụng.
Yêu cầu khi dặm vá xong các khu vực đọng nước đảm bảo dưới 2mm, công đoạn này thường được tiến hành hai lần để đảm bảo bề mặt được thoát nước hoàn toàn.
XEM THÊM: